Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo, nhờ vào thị trường, nguồn nhân lực và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo nghiên cứu về nền kinh tế số của Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng (tương đương 74 tỷ USD). Trong đó, AI được nhận định sẽ đóng góp lớn vào các lĩnh vực của nền kinh tế số.
“Việt Nam đang ở một vị trí đặc biệt để dẫn đầu sự đổi mới AI trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa”, đó là nhận định được ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud đưa ra tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 2024 vừa được tổ chức ở TP.HCM.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ và tài năng, một lợi thế lớn trong việc phát triển AI. “Với hơn 70% dân số dưới 35 tuổi và tỷ lệ tốt nghiệp đại học ngày càng tăng, Việt Nam có thể đào tạo và thu hút những tài năng AI hàng đầu”, đại diện Google chia sẻ. Bên cạnh đó, với khoảng 80 triệu người dùng Internet dưới 30 tuổi, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng của sản phẩm và ứng dụng AI.
Hình 1: Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud. Ảnh: NIC
Tại hội nghị, các diễn giả cũng đồng tình rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển AI, nhờ vào thị trường, nguồn nhân lực và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Về hệ sinh thái, theo thống kê, Việt Nam đã thu hút được hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các startup công nghệ trong năm 2023. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp đã ở mức độ trưởng thành tương đương Singapore và Malaysia, cho thấy tiềm năng đổi mới và khả năng tạo ra các giải pháp AI đột phá.
Thị trường Việt Nam đang đón nhận sự trợ lực rất lớn từ Chính phủ và các tập đoàn công nghệ trong nước để “đón sóng” AI. Việt Nam dự kiến sẽ cần thêm 100.000 chuyên gia AI trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Lê Viết Quốc, chuyên gia cấp cao từ Google cho hay: “Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Hình 2: Tiến sĩ Vũ Duy Thức, nhà sáng lập OhmniLabs. Ảnh: NIC
Tiến sĩ Vũ Duy Thức, người lấy bằng tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford (Mỹ), Founder OhmniLabs đánh giá, Việt Nam có lợi thế lớn về con người, nguồn nhân lực trong lĩnh vực AI. Bởi theo ông, ở các tập đoàn lớn trên thế giới đều đang có người Việt nắm giữ các vị trí quan trọng.
Về nguồn nhân lực tài năng, Việt Nam có truyền thống giáo dục tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học và khoa học. Sinh viên Việt Nam thường xuyên đạt thành tích cao trong các kỳ thi toán học quốc tế, chứng tỏ khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề – những kỹ năng cần thiết cho việc phát triển AI. Đây là tiền đề để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành AI.
Mặc dù có tiềm năng, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng AI, thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực toán học và khoa học. Để giải quyết vấn đề này, tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 2024, các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp và Chính phủ để xây dựng một hệ sinh thái AI.
Nắm bắt và thúc đẩy các lợi thế, hiện thực hóa các tiềm năng, gắn kết giữa Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp công nghệ, đây là những điều kiện then chốt để Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ AI toàn cầu…
Từ thực tế này, FPT IS đã nghiên cứu và cho ra đời giải pháp VertZéro – công cụ kiểm kê khí nhà kính áp dụng các tiêu chuẩn SBTi của Liên hợp quốc và MACC được sử dụng bởi World Bank.
VertZéro giúp doanh nghiệp đo lường phát thải, tuân thủ quy định và tiêu chuẩn, cập nhật hệ số phát thải, kết nối dữ liệu từ nhà cung cấp, tự động tạo báo cáo…
https://vietnamnet.vn/vi-the-dac-biet-cua-viet-nam-tren-ban-do-tri-tue-nhan-tao-toan-cau-2313368.html